Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào?

Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi được biết, Quốc hội vừa ban hành luật quy định về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Vấn đề này hoàn toàn mới ở Việt Nam nên tôi cũng có nhiều thắc mắc. Quý anh chị cho tôi hỏi: Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 42 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như sau:

1. Cơ sở đào tạo tôn giáo giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của tổ chức tôn giáo;

b) Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, cơ sở đào tạo tôn giáo không tổ chức được hoạt động đào tạo;

c) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.

2. Tổ chức tôn giáo có quyền giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải thể.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.

Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào