Các biện pháp chống ảnh hưởng điện từ là những biện pháp nào?
Các biện pháp chống ảnh hưởng điện từ được quy định cụ thể tại Mục 2.7.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:
2.7.4.1 Các biện pháp giảm ảnh hưởng điện từ gồm:
a) Vỏ bọc kim loại của dây cáp phải được nối liên kết với liên kết đẳng thế chung;
b) Tránh khả năng hỗ cảm giữa các mạch điện, mạch tín hiệu và mạch dữ liệu;
c) Cáp điện và cáp tín hiệu phải được đặt tách biệt với nhau về mặt điện từ và nếu thực tế cho phép thì đặt vuông góc với nhau;
d) Sử dụng cáp nhiều ruột đối xứng để nối điện giữa bộ biến tần với động cơ được điều chỉnh tốc độ;
đ) Cáp điện và cáp tín hiệu phải được đặt cách biệt với dây dẫn xuống đất của LPS (là dây dẫn tạo ra mạch có điện trở thấp để nối bộ phận thu sét với mạng nối đất sao cho dòng điện sét được dẫn xuống đất một cách an toàn) hoặc ngăn cách bằng màn chắn từ (magnetic shield);
e) Khi chuyển đổi nguồn cấp của hệ thống TN-S phải dùng thiết bị đóng cắt đồng thời ba dây pha và dây trung tính;
g) Khi chuyển đổi nguồn một pha, phải dùng thiết bị đóng cắt đồng thời dây pha và dây trung tính.
2.7.4.2 Phải sử dụng nối đất và liên kết đẳng thế để chống nhiễu điện từ cho mạch điện có số lượng lớn thiết bị thông tin, ứng dụng quan trọng.
Trên đây là tư vấn về các biện pháp chống ảnh hưởng điện từ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật