Các đặc tính cần tuân thủ của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch

Các đặc tính cần tuân thủ của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hà, đang sinh sống tại Bình Thuận. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi các đặc tính cần tuân thủ của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch là gì? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Hà_096***)

Các đặc tính cần tuân thủ của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch được quy định cụ thể tại Mục 2.6.5.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:

a) Dòng cắt của mỗi thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch không được nhỏ hơn dòng ngắn mạch dự kiến ở chỗ đặt thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch, trừ các trường hợp sau đây:

- Ở phía nguồn cấp điện đã có một thiết bị bảo vệ khác có đủ khả năng cắt cần thiết; năng lượng cho qua bởi hai thiết bị này không được vượt quá năng lượng mà thiết bị ở phía phụ tải và dây dẫn được bảo vệ có thể chịu đựng được;

- Đối với thiết bị ở phía phụ tải, ngoài năng lượng cho qua, phải tính đến chi tiết các đặc tính khác theo quy định của nhà chế tạo;

b) Đối với cáp và dây dẫn có cách điện thì tất cả dòng điện do ngắn mạch gây ra ở một điểm bất kỳ của mạch điện phải được cắt trước khi cách điện của dây dẫn nóng tới giới hạn nhiệt độ cho phép;

c) Khi thời gian tác động của thiết bị bảo vệ nhỏ hơn 0,1 s, mức không đối xứng của dòng điện cao và có thiết bị hạn chế dòng điện thì giá trị (kxS)2 phải lớn hơn năng lượng cho qua (I2xt). Giá trị (kxS)2 do nhà chế tạo quy định.

Đối với thời gian ngắn mạch kéo dài đến 5 s, thời gian t để nhiệt độ của các dây dẫn tăng từ nhiệt độ cho phép cao nhất trong chế độ bình thường đến nhiệt độ giới hạn có thể được xác định gần đúng theo công thức

                                                   (5)

trong đó:

t là thời gian ngắn mạch, tính bằng giây (s);

k là hệ số tính đến điện trở suất, hệ số nhiệt độ, nhiệt dung của vật liệu dây dẫn, nhiệt độ ban đầu và cuối cùng tương ứng. Đối với cách điện thường dùng của dây dẫn, giá trị của hệ số k quy định tại Phụ lục H;

S là tiết diện của dây dẫn, tính bằng milimét vuông (mm2);

I là dòng điện ngắn mạch hiệu dụng, tính bằng ampe (A).

d) Đối với hệ thống thanh cái dòng điện chịu ngắn mạch danh định không được nhỏ hơn dòng điện ngắn mạch tính toán.

Trên đây là tư vấn về các đặc tính cần tuân thủ của thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào