Vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch được quy định thế nào?
Vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch được quy định cụ thể tại Mục 2.6.5.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:
a) Thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch phải lắp đặt tại vị trí mà tiết diện dây dẫn giảm hoặc có thay đổi nào khác làm thay đổi dòng điện cho phép trong dây dẫn, trừ các trường hợp quy định tại các điểm b, c của mục này và tại mục 2.6.5.3.
b) Trường hợp thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch lắp đặt ở vị trí khác với vị trí quy định tại điểm a của mục này thì trong phần dây dẫn (từ vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ đến vị trí có tiết diện giảm hoặc có sự thay đổi khác) phải không có mạch rẽ nhánh và ổ cắm, không dài hơn 3 m, lắp đặt theo cách giảm thiểu nguy cơ bị ngắn mạch và không gần vật dễ cháy;
c) Trường hợp lắp đặt thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch ở phía trước vị trí dây dẫn có thay đổi (tiết diện hoặc thay đổi khác) thì thiết bị đó phải có các đặc tính tác động đáp ứng yêu cầu bảo vệ chống ngắn mạch đường dẫn điện ở phía tải, giống như trường hợp được lắp đặt ở phía sau.
Trên đây là tư vấn về vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật