Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội bị do lạc hậu
Người phạm tội do lạc hậu là những người do đời sống sinh hoạt xã hội, không hiểu biết về pháp luật, mọi xử sự trong xã hội đều theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Họ có hành vi trái với pháp luật nhưng lại cho rằng phù hợp với lợi ích “xã hội”, là “thành tích ”. Thực chất khi phạm tội họ nhận thức rất kém về tính trái pháp luật của hành vi.
Nguyên nhân dẫn đến trình độ lạc hậu của người phạm tội phải là khách quan như do không được học tập, không có những điều kiện thực tế để họ nhận biết được giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu. Ở nước ta, một số đồng bào sống ở vùng rừng núi, đời sống văn hóa, tinh thần chưa cao, mọi quan hệ xã hội còn theo phong tục, tập quán địa phương, Nhà nước tuy đã có biện pháp để nâng cao trình độ nhận thức của họ nhưng vẫn còn một số bộ phận lạc hậu. Như ở Tây Nguyên có trường hợp giết người vì “ ma lai”, hoặc nạn nhân là người “cầm đồ”
Mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này tùy thuộc vào trình độ lạc hậu của bị cáo, vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương bị cáo gây án.
Cùng với tình tiết “phạm tội do lạc hậu”, Bộ luật hình sự năm 1985 còn quy định trường hợp phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém cũng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định trường hợp phạm tội này là tình tiết giảm nhẹ nữa, bởi vì trong thực tiễn xét xử, hầu hết người phạm tội là những người có chức vụ quyền hạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như “ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ”, “ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”
Thư Viện Pháp Luật