Công tác bảo vệ bổ sung nhằm chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp

Công tác bảo vệ bổ sung nhằm chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Quân, đang sinh sống tại Ninh Bình. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi công tác bảo vệ bổ sung nhằm chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Hồng Quân_093***)

Công tác bảo vệ bổ sung nhằm chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp được quy định cụ thể tại Mục 2.4.2.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:

a) Phải nối liên kết đẳng thế phụ với vỏ kim loại của thiết bị có thể tiếp cận đồng thời và bộ phận có tính dẫn điện không thuộc hệ thống điện nhà, kể cả lõi tăng cường bằng kim loại của bê tông cốt thép. Hệ thống liên kết đẳng thế phụ phải được nối với dây PE của tất cả thiết bị, kể cả dây PE của ổ cắm.

Điện trở R, tính bằng ôm (Ω), giữa các vỏ kim loại của thiết bị bất kỳ và bộ phận dẫn điện bất kỳ không thuộc hệ thống điện nhà tại những nơi có thể tiếp xúc đồng thời phải đáp ứng điều kiện

R ≤                                                   (2)

trong đó:

- Ia là dòng điện tác động của thiết bị bảo vệ, tính bằng ampe (A): Đối với RCD, là dòng điện dư tác động danh định IΔn; Đối với bảo vệ quá dòng, là giá trị dòng điện tác động của bảo vệ tại 5 s;

- 50 là giá trị điện áp an toàn (tính bằng vôn) được chấp nhận trong điều kiện bình thường.

b) Trường hợp sử dụng RCD làm bảo vệ bổ sung thì dòng điện dư tác động danh định không được vượt quá 30 mA.

Trên đây là tư vấn về công tác bảo vệ bổ sung nhằm chống điện giật do tiếp xúc gián tiếp. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào