Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ

Bạn đọc Nguyễn Diệu Tú, địa chỉ mail dieu_tu_****@gmail.com thắc mắc: Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ được quy định như thế nào? Tôi đang làm việc tại một khu vực cảng biển ở miền nam. Vì một số lý do công việc, chúng tôi có tìm hiểu về pháp luật hàng hải, đặc biệt là về bắt giữ tàu biển. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ được hướng dẫn tại Điều 137 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

1. Tàu biển được thả trong trường hợp sau đây:

a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ;

b) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;

c) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.

2. Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, Tòa án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.

3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh toán.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào