Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển được hướng dẫn tại Điều 44 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:
1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và xu thế phát triển hàng hải thế giới.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển; chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu biển trong nước;
b) Lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nội dung đào tạo, dạy nghề phục vụ ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển;
d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đóng mới và sửa chữa tàu biển.
4. Việc đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm dành quỹ đất thích hợp tại địa phương phục vụ phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển theo quy hoạch.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật