Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với công nhân viên quốc phòng
Căn cứ Điều 2 Thông tư 08/2015/TT-BQP quy định đối tượng áp dụng như sau:
"1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu hưởng lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây gọi tắt là cơ yếu).
c) Công nhân viên quốc phòng đã và đang được xếp hưởng; lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra đảng, nhà giáo và dự trữ quốc gia.”
Điểm a Khoản 2 Điều 36 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng năm 2015 quy định Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
“Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp như sau:
a) Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, mẹ bạn là công nhân viên quốc phòng từ năm 1983 đến năm 2015 sau đó chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, thì thời gian công tác là công nhân viên quốc phòng từ năm 1983 đến năm 2015 sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với công nhân viên quốc phòng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 08/2015/TT-BQP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật