Đi lễ trong giờ hành chính, công chức sẽ chịu hình thức kỷ luật gì?
Chuyện đi chùa đầu năm nên được thực hiện vào ngày nghỉ, hoặc không phải vào thời gian làm việc. Việc cán bộ cùng một số viên chức và người lao động của trung tâm đi lễ vào ngày 7.2 trong giờ làm việc, ảnh hưởng tới hình ảnh của cán bộ công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
Cũng theo Luật sư Đặng Thị Tâm, căn cứ vào khoản 1, điều 3, Nghị định 34/2011/NĐ- CP quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức, thì hành vi vi phạm của cán bộ và một số công chức khác có thể bị xử lý kỷ luật. Sau khi khi xem xét sự việc một cách khách quan, tùy theo tính chất mức độ của sự việc các công chức có thể bị xử lý kỉ luật theo quy định tại điều 8 Nghị định nói trên.
Các hình thức kỷ luật công chức gồm:
1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Đối với viên chức thì sẽ căn cứ vào Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức để xử lý.
Các hình thức kỷ luật viên chức gồm:
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.
2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
Còn đối với người lao động khác thuộc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu đã tham gia đi lễ trong giờ làm việc, căn cứ vào pháp luật lao động hiện hành hì hành vi trên có thể bị xử lý kỷ luật theo điều 125 Bộ Luật Lao động 2012. Các hình thức kỷ luật lao động gồm:
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.
"Nguyên tắc chung khi xem xét xử lý kỷ luật công chức là khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật...",
Thư Viện Pháp Luật