Quy định về mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2011/TT-BNV về hướng dẫn về trường hợp người được giao quyền trưởng, giao phụ trách đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập:
"1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ có người đứng đầu được quy định là công chức thì những người được giao quyền trưởng đơn vị hoặc giao phụ trách đơn vị chưa được xác định là công chức, trừ trường hợp đang là công chức ở các cơ quan khác được điều động về.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập mà người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập được quy định là công chức:
a) Trường hợp cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành hoặc công chức ở các cơ quan khác được điều động về và giao quyền trưởng đơn vị, giao phụ trách đơn vị hoặc tổ chức cấu thành thì được xác định là công chức.
) Trường hợp viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập đó hoặc đơn vị sự nghiệp công lập khác được điều động về, giao quyền trưởng đơn vị, giao phụ trách đơn vị hoặc tổ chức cấu thành thì chưa được xác định là công chức."
Có thể thấy, hiện tại bạn đang là Phó chánh văn phòng huyện ủy thì khi bạn chuyển sang một đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền giám đốc trung tâm thì bạn vẫn được coi là công chức, nên sẽ không đề cập đến việc chuyển sang ngạch viên chức. Vì vẫn còn là công chức nên bạn vẫn sẽ được hưởng phụ cấp công vụ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về mức phụ cấp công vụ:
"Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm."
Và đối với phụ cấp đứng lớp thì bạn sẽ được hưởng khi là một trong các đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về mức phụ cấp và cách tính:
Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được quy định như sau:
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 08/2011/TT-BNV để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật