Chỉ trả lại một phần tài sản lừa đảo có được giảm hình phạt không?

Tôi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 50 triệu đồng nhưng 1 thời gian sau tôi đã tự nguyện trả lại số tiền 10 triệu đồng cho chính chủ, còn giữ lại 40 triệu đồng. Vậy tôi có được giảm hình phạt không và sẽ bị quy về khung hình phạt nào, theo điểm nào, khoản nào của điều luật quy định? (Bà Lê Thị Na, 50 tuổi, Hải Phòng)

Theo thông tin bác cung cấp thì bác đã phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 với số tiền là 50 triệu đồng.

Theo đó, nội dung điều luật quy định: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm;

Người nào phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Như vậy, bà đã vi phạm Điểm e, Khoản 2, Điều 139 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt từ 2 năm đến 7 năm. Việc sau đó bác tự nguyện trả lại 10 triệu đồng là việc làm khắc phục hậu quả và sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào