Đình chỉ hoạt động trường mầm non tư thục khi nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường mầm non tư thục, thì:
“2. Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm an toàn và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị; hoặc không có quyết định cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục mà vẫn hoạt động thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Nhắc nhở bằng văn bản;
b) Xử phạt hành chính theo quy định hiện hành;
c) Tạm ngừng công tác của cá nhân, cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc tạm ngừng hoạt động giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục;
d) Đình chỉ hoạt động hoặc giải thể;
đ) Kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật./.”.
Theo đó, với quy định này thì thủ tục, điều kiện về “tạm ngừng” và “đình chỉ” hoạt động loại hình trường mầm non tư thục là rất chung chung. Điều đó rất dẫn đến áp dụng một cách tùy nghi, gây nguy cơ gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Với trường hợp của cơ sở Mầm non Sen Vàng, các cơ quan chức năng cần xác minh cụ thể xem, vụ việc trẻ bị đánh có thường xuyên không? có phổ biến không? có ảnh hưởng đến chất lượng chung về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em hay không? Từ đó mới xem xét có đình chỉ hay không? và nếu có thì phải ghi rõ thời hạn.
Bởi việc tạm đình chỉ vô thời hạn và được thực hiện một cách bất ngờ như vậy, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của cả trăm gia đình phụ huynh có con em theo học tại đây.