Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai

Mình có tình huống này nhờ THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn giúp! - Tình huống: Ông Nguyễn Văn A vay 800 triệu đồng của ông Nguyễn Văn B. Ông A đưa giấy tờ nhà của mình cho ông B giữ, ngoài ra, hai người có viết một hợp đồng viết tay với nội dung: Ông A bán cho ông B căn nhà tại địa chỉ XXX với giá ZZZ, ông B đã đặt cọc trước 824 triệu đồng. Trong thời hạn 03 ngày, nếu ông A không muốn bán cho ông B căn nhà nêu trên nữa thì phải trả lại cho ông B số tiền là 800 triệu đồng + 24 triệu đồng phạt vi phạm hợp đồng. Nếu ông A không muốn bán nhà cho ông B nữa mà cũng không trả lại số tiền như trên cho ông B trong thời hạn 03 ngày thì ông B có quyền đăng bộ, chuyển quyền sở hữu căn nhà của ông A tại địa chỉ XXX sang cho ông B. (Hợp đồng viết tay có chữ ký của ông A, ông B và người làm chứng, không công chứng) - Mình muốn hỏi trong tình huống nêu trên, nếu ông A không trả lại tiền cho ông B thì ông B có thể sử dụng hợp đồng viết tay đó để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu căn nhà tại địa chỉ XXX sang tên mình hay không?

Đầu tiên, anh cần phải xác định được thời điểm xảy ra hợp đồng này là trước hay sau ngày 1/7/2004 bởi lẽ với 2 thời điểm này thì quy định pháp luật có sự khác nhau: Nếu thực hiện từ ngày 1/7/2004 trở đi: Theo quy định pháp luật về đất đai thì với các hợp đồng giao dịch về đất đai thì điều kiện tiên quyết để các hợp đồng này có hiệu lực là nó phải được công chứng hoặc chứng thực (quy định ở khoản 3 điều 167 Luật Đất đai 2013 hoặc trước đây là các điều 126, 127, 128, 129, 130 Luật Đất đai 2003). Theo đó, với hợp đồng viết tay không công chứng như anh nêu thì chắc chắn sẽ không có hiệu lực (đối với các cơ quan quản lý đất đai). Điều này có nghĩa là việc ông B muốn căn cứ vào giấy này để đăng ký biến động quyền sử dụng đất sẽ không thể thực hiện được. Ông B có thể thương lượng với ông A để thực hiện lại giấy này và công chứng, nếu không thương lượng được mà phải khởi kiện ra tòa án thì tòa án sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu và yêu cầu các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận (B trả lại nhà, A trả lại tiền). Nếu thực hiện trước ngày 1/7/2004: Trước thời điểm này thì không có quy định bắt buộc về công chứng. Theo đó thỏa thuận như anh nêu vẫn có giá trị sử dụng. Về lý thuyết, ông B có thể căn cứ vào giấy này để làm thủ tục đăng ký QSDĐ. Tuy nhiên, khi thực hiện thì gần như chắc chắn sẽ gặp vướng mắc ở khâu chứng minh: làm sao chứng minh được rằng ông A chưa trả lại tiền cho ông B (để thỏa điều kiện đặt ra trong hợp đồng) ? Khi này, cách thức giải quyết gần như là duy nhất (nếu ông B không thể yêu cầu ông A làm giấy xác nhận rằng ông A chưa trả lại tiền) là khởi kiện ra tòa án để tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng. Căn cứ vào bản án của tòa thì ông B mới có thể thực hiện đăng ký GCN QSDĐ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chứng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào