Quy định về dự bị động viên trong quân đội và các trường hợp được miễn gọi dự bị động viên
Về văn bản quy định về "dự bị động viên", THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gửi anh tham khảo các văn bản dưới đây:
Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
Quyết định 66-QĐ/QP năm 1997 hướng dẫn Điều 13, 16, 22, 23 của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Nghị định 39-CP năm 1997 hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên
Thông tư liên tịch 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu của Bộ Quốc phòng -Bộ Lao động thương binh xã hội - Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 120/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đối với công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến và việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai Về trường hợp miễn dự bị động viên,
Điều 7 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định nghĩa vụ phục vụ ngạch dự bị:
"1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân." Các trường hợp không thuộc quy định trên sẽ được miễn dự bị động viên.
Thư Viện Pháp Luật