Điều kiện, trình tự, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy, khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Phía cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động qua người sử dụng lao động khi công ty thực hiện đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động:
- Căn cứ Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định hồ sơ báo giảm lao độngbao gồm:
+ Mẫu D02 – TS;
+ Thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng;
+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (1 bản chính);
+ Truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (phụ lục 2 kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH);
(Theo Phiếu giao nhận hồ sơ 103);
- Chốt sổ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội hoặc tờ bìa sổ;
+ Các tờ rời sổ (nếu có);
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1 – TS) 1 bản.
Nếu cơ quan bảo hiểm không thực hiện chốt sổ cho bạn mà không có căn cứ pháp lý thì bạn có thể trực tiếp hoặc thông qua công ty khiếu nại đến Giám đốc cơ quan bảo hiểm để được giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện, trình tự, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật