Người ban hành quyết định có nhất định phải hầu tòa hành chính?
Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức, thì “Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tóa án có nhiệm vụ giải quyết”.
Quyết định cá biệt quy định nói trên là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
Khi xem xét hủy quyết định đó, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa cụ liên quan.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy. Khoản 4 Điều 34 quy định: “Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng Hành chính về thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chủ có những văn bản là quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết mới bị Tòa án xem xét hủy.
Những văn bản không phải là quyết định hành chính cá biệt thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều này. Khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức thì Tòa án phải xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của quyết định cá biệt đó.
Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.
Trường hợp việc xem xét hủy quyết định đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng Hành chính về thẩm quyền của TAND cấp tỉnh thì TAND cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho TAND cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.
Trở lại tình huống trên, khi giải quyết vụ án, TAND huyện X nhận thấy trong thời gian mượn đất, ông B đã có hành vi gian dối làm thủ tục để được UBND huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để giải quyết yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của ông A thì phải xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B và phải đưa UBND huyện X tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp này, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự có xem xét việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định theo khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng Hành chính. Do vậy, TAND huyện X phải chuyển vụ án dân sự nêu trên cho TAND tỉnh Y giải quyết và xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trong trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt nhưng không cần thiết phải hủy quyết định cá biệt đó và việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết.
Ví dụ, ông A, bà B là các con của cụ D, cụ E khởi kiện tại TAND huyện X tỉnh Y yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất của cụ D, cụ E. Khi còn sống, cụ D và cụ E đã được UBND huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp này, khi giải quyết vụ án tranh chấp về quyền thừa kế tài sản không cần thiết phải xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cụ D, cụ E nên TAND huyện X tiếp tục giải quyết vụ án.
Thư Viện Pháp Luật