Đơn phương nghỉ việc có được hưởng trợ cấp không?

Tôi bắt đầu dạy ở một trường cấp 3 công lập cách đây 6 năm, nay tôi đã làm đơn xin thôi việc để thi tuyển dụng viên chức ở một nơi khác. Xin hỏi tôi có được hưởng khoản tiền nào khi thôi việc không?

Trường hợp của bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012. Người sử dụng lao động (trường cấp 3 công lập) có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Sau khi người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội, trong thời gian chờ thi tuyển viên chức bạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp xác định theo khoảng thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp đúng với thời gian bạn làm việc tại trường công lập là 06 năm thì số tháng bạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là: 06 tháng. Khi xin được việc làm mới bạn sẽ bị ngừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bạn sẽ bằng 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp. Khi bạn thi đỗ tuyển vào viên chức bạn sẽ được hưởng các chế độ miễn tập sự theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV và ký kết hợp đồng làm việc theo chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn theo ĐIều 15 - Thông tư số 15/2012/TT-BNV.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chấm dứt hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào