Quy định về việc lập hóa đơn bán hàng
Về việc lập hóa đơn (đặc biệt là hóa đơn dưới 200.000 đồng và khách hàng không lấy hóa đơn) thì hiện nay được quy định như sau:
Tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về lập hóa đơn bán hàng quy định:
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. ... Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. ...
Tại Điều 18 Thông tư này quy định về Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn, cụ thể:
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Còn việc như chị nêu - DN thực hiện sai sót so với quy định, thực tế dẫn đến hóa đơn sai so với thực tế xuất bán - thì đây là lỗi của DN và tùy vào mức độ lỗi thì DN sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Mặt khác, việc lập lại hóa đơn khi phát hiện sai sót được xem như là việc bắt buộc phải làm để giảm bớt hậu quả sai sót trong quá trình lập hóa đơn gây ra. Còn về nội dung như chị nêu thì đây chỉ là cách thể hiện nội dung của hóa đơn (xuất bổ sung ...), và việc thể hiện nội dung này như thế nào cũng làm thay đổi việc đơn vị của chị đã làm sai quy định và bị phạt.
Trên đây là tư vấn về việc sai sót thông tin trên hóa đơn. Để biết thêm chi tiết chị có thể tham khảo tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật