Mất bao nhiêu tiền cho việc chứng thực chữ ký?
Việc chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1520/HTQTCTCT ngày 20/3/2014 về hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực.
Theo đó: “Các Sở Tư pháp chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai trong lý lịch”.
Vì vậy, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 mục II của Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực thì thu 50.000 đồng cho 5 bản là đúng (10.000đồng/trường hợp, và trường hợp được hiểu là một hay nhiều chữ ký trên một giấy tờ, văn bản).
Từ ngày 30/11/2015 Thông tư liên tịch số 92 hết hiệu lực, được thay thế bằng Thông tư liên tịch 158/2015/TTLT-BTC-BTP và mức thu vẫn giữ nguyên.
Lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch tại UBND cấp xã từ trước ngày 30/11/2015 được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch, mức lệ phí được lũy tiến từ 50.000đ đến 3.000.000đ.
Theo đó, hợp đồng thế chấp của gia đình bạn có giá trị 50 triệu thì mức lệ phí là 100.000 đồng (điểm a, khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP). Như vậy, mức thu lệ phí như trên là đúng.
Tuy nhiên từ 30/11/2015 thì mức lệ phí chứng thực hợp đồng giao dịch là 30.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Thư Viện Pháp Luật