Ngành, nghề kinh doanh của PVN
Ngành, nghề kinh doanh của PVN được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 149/2013/NĐ-CP như sau:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí;
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;
- Kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí;
- Thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;
- Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí;
- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo;
- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động;
- Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”.
c) Các ngành, nghề kinh doanh do PVN đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, PVN thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn đã đầu tư theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Trên đây là quy định về Ngành, nghề kinh doanh của PVN. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 149/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật