Không đóng bảo hiểm thì có cần trả trợ cấp thôi việc cho nhân viên nghỉ việc không?
Chào chị, Nghị định 05/2015/NĐ-CP có hướng dẫn về trợ cấp thôi việc, cụ thể như sau:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
Như vậy trong thời gian người này làm việc theo HĐLĐ có thơi hạn dưới 3 tháng, doanh nghiệp không tham gia các khoản BH, nhưng có chi trả các khoản BH này trực tiếp vào lương cho người lao động thì thời gian này cũng sẽ được trừ khi tính chi trả trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp không phải chi trả trợ cấp thôi việc khi đã trả tiền trợ cấp thất nghiêp vào lương.
Thư Viện Pháp Luật