Làm gì khi con chồng bị mẹ kế giam giữ?
Đối với trường hợp của bạn, hiện nay trong thời đại xã hội ngày càng tiến đến sự tự do, văn minh mà mẹ kế bạn lại có hành vi cư xử với con của chồng như vậy thì thật không chấp nhận được.
Tự do đi lại, cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Mẹ kế của bạn giam giữ bạn, không cho bạn ra khỏi nhà đã xâm phạm vào quyền tự do đi lại, đây là hành vi trái pháp luật.
Trong tình huống này, trước tiên bạn cần yêu cầu mẹ kế tôn trọng quyền tự do đi lại của bạn và nên nhờ thêm sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình để khuyên giải cho mẹ kế bạn nhận ra vấn đề, nếu mẹ kế bạn vẫn ngoan cố không thả bạn ra thì bạn có thể nhờ đến chính quyền địa phương và cơ quan công an can thiệp.
Hành vi của mẹ kế bạn có thể bị xử phạt hành chính theo các quy định tại Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý – Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
Tùy theo tính chất, hậu quả mà việc giam giữ này có thể xem xét và xử lý hình sự theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình sự 1999 về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Thư Viện Pháp Luật