Thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động

Theo Công văn 2231/LĐTBXH-LĐTL : " Người lao động thôi việc ở doanh nghiệp nào thì chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp đó; người sử dụng lao động có trách nhiệm tính trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm cho mình theo quy định tại điều 42 Bộ luật Lao động 1994..." Xin hỏi: - Sao không áp dụng Điều 48 Bộ luật Lao động 2012? - Trường hợp nào thì áp dụng Điều 42 Bộ luật Lao động 1994? - và trường hợp nào thì áp dụng Điều 48 Bộ luật Lao động 2012? Mong các anh chị cho ý kiến.

Hiện nay, Bộ luật Lao động 1994 đã hết hiệu lực thi hành do bị thay thế bởi Bộ Luật lao động 2012. Về nguyên tắc chung thì khi Luật năm 2012 có hiệu lực thì các vấn đề liên quan đên lao động được thực hiện theo quy định tại Luật này.    
Tuy nhiên, căn cứ Điều 79, Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì vẫn có trường hợp áp dụng Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung Công văn 2231/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 về chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thuộc trường hợp này    
Tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định chuyển tiếp liên quan đến việc giải quyết các chế độ cho người lao động làm việc trong cơ quan đơn vị sự nghiệp, ... trước 01/01/1995 chưa được trả trợ cấp thôi việc.    
Trường hợp, người lao động thôi việc từ sau 01/01/1995 - 01/05/2013, đã thực hiện trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 1994 nên không xét đến nữa.    
Từ sau 01/05/2013, khi thôi việc đúng quy định thì thực hiện chi trả trợ cấp thôi viêc theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật lao động 2012.
Trên đây là tư vấn về thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật lao động 2012.
Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp thôi việc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào