Sinh viên sử dụng sách pho to có phạm luật?
Về vướng mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009: Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử. việc photo giáo trình ra là một hoạt động sao chép tác phẩm.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 thì quyền tác giả bao gồm quyền về nhân thân và quyền tài sản. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 20 của Luật này thì sao chép tác phẩm
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Nhưng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009: Trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích học tập nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân những tác phẩm đã được công bố thì không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút.
Như vậy, việc photo không nhiều hơn một cuốn giáo trình nhằm mục đích học tập của bạn thì thuộc vào trường hợp không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn sao chép giáo trình để đi bán cho người có nhu cầu học tập từ những cuốn giáo trình này.
Mong rằng nội dung tư vấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn