Các thủ tục, chính sách về người lao động
Với nội dung anh thắc mắc, TVPL cho rằng là khá chung chung và mang tính chất lý thuyết. Về cơ bản, TVPL chỉ cung cấp đến anh quy định như sau:
1. khi nào cần báo tăng/giảm lđ: Anh xem quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 Bộ Luật lao động 2012; Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
2. Chế độ ốm đau: Chế độ ốm đâu hiện nay thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006 - Điều 22 quy đinh những điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế. - Thời gian mà được hưởng chế độ ốm đau căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. - Thời gian cơ quan bảo hiểm giải quyết hưởng chế độ ốm đâu thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quyết định 01/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành là Tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Từ ngày 01/01/2016, chế độ ốm đâu thực hiện theo Điều 24 đến Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về cơ bản thì không khác so với quy định tại luật cũ (Luật Bảo hiểm xã hội 2006)
3. Chế độ thai sản: Hiện nay, chế độ về thai sản thực hiện theo Bộ Luật lao động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội 2006 ** Theo đó, thời gian nghỉ thai sản như sau: "Điều 157. Nghỉ thai sản - Bộ Luật lao động 2012
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội." Thời gian hưởng chế độ khi khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu chị xem quy định tại Điều 29; Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 ** Điều kiện hưởng xem tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 "Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. ** Từ ngày 01/01/2016, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành, có điểm mới nổi bật trong chế độ thai sản là có thêm chế độ thai sản nam (quy định tại Điều 34) “2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Thư Viện Pháp Luật