Sang tên xe khác tỉnh khi mua qua nhiều đời chủ
Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng uỷ quyền như sau:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 quy định về uỷ quyền lại như sau:
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Như vậy, về vấn đề uỷ quyền lại pháp luât không giới hạn số lần uỷ quyền lại, tuy nhiên việc uỷ quyền lại phải có sự đồng ý của bên uỷ quyền hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Trong trường hợp bạn muốn rút hồ sơ gốc của xe thì phải phụ thuộc vào phạm vi uỷ quyền của hợp đồng uỷ quyền có nội dung này hay không. Hơn nữa, bản chất việc uỷ quyền khác với việc mua bán xe, nếu người chủ xe chỉ uỷ quyền cho những người được uỷ quyền sử dụng, định đoạt xe thì không thể làm thủ tục rút hồ sơ gốc sang tên đổi chủ được mà chỉ có thẩm quyền sử dụng, mua bán xe và thực chất chủ sở hữu xe vẫn là người chủ ban đầu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sang tên xe khác tỉnh khi mua qua nhiều đời chủ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật