Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong trường hợp này, ông B đã thuê ông C thực hiện công việc cắt tỉa và di chuyển số cây cảnh của mình dù không có hợp đồng bằng văn bản nhưng việc giao kết bằng miệng đã thể hiện được ông B đã giao kết hợp đồng dịch vụ với ông C. Nếu không có thỏa thuận cụ thể thì trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ sẽ được quy định cụ thể tại Điều 515 Bộ luật dân sự 2015:
"1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận."
Đối với những nghĩa vụ trên sẽ không bao gồm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại với hành vi khi thực hiện công việc của người cung ứng dịch vụ gây ra. Nên ông C gây ra thiệt hại thì sẽ là thiệt ngoại ngoài hợp đồng, ông C phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thiệt hại này. Căn cứ quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
"1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật