Thời hạn thanh toán tiền lương cho NLĐ sau khi nghỉ việc
Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 96 Bộ luật lao động 2012 có quy định về nguyên tắc trả lương như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, cần phải xem xét xem trường hợp này công ty trả lương bị trễ cho bạn so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thuộc trường hợp mà pháp luật quy định là trường hợp đặc biệt dẫn đến việc người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn hay không. Và việc chậm trả này đã quá 1 tháng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 7 ngày, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lời của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Nghĩa là trong trường hợp này, bên công ty sẽ phải thanh toán đầy đủ tháng lương thứ ba cho bạn trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Trong trường hợp quá 30 ngày rồi mà phía công ty vẫn từ chối thanh toán tiền cho bạn thì bạn có thể nhờ công đoàn cơ sở; hòa giải viên lao động giải quyết vấn đề này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật