Vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã
Liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, chị có thể tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật giao thông đường bộ 2008.
Còn về trường hợp chị trình bày có thể hiểu đây như là hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, thì khi thực hiện hoạt động góp vốn mà thực hiện bằng phần vốn góp thì phải chuyển quyền sở hữu qua cho doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo cam kết góp vốn của chủ tài sản.
Theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP) thì tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Trường hợp chị trình bày là tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai.
Điều 70 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định về vấn đề Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm như sau: "1. Người mua tài sản bảo đảm, người nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với mình có quyền sở hữu tài sản đó. Thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này."
Căn cứ các quy định trên, thì nếu ngân hàng cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai thì bên nhận thế chấp, ở đây là ngân hàng có quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản này theo Điều 26 Nghị định 163. Nếu người bảo đảm dung tài sản thế chấp này góp vốn vào doanh nghiệp/HTX thì phải đảm bảo về vấn đề Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm như Điều 70 đã nêu.
Trên đây là tư vấn về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật