Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể như thế nào?

Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể như thế nào? Chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Em đang có một thắc mắc pháp lý trong hoạt động bảo lãnh chính phủ mong được các anh chị hỗ trợ. Các anh chị cho em hỏi: Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 26 Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể như sau:

1. Người được bảo lãnh có trách nhiệm phát hành trái phiếu, rút vốn và sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và góp vốn, bố trí vốn chủ sở hữu phù hợp với Đề án vay, Đề án phát hành trái phiếu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước) và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ thực hiện và kế hoạch đã đăng ký với Bộ Tài chính, phù hợp với quy định của thỏa thuận vay và hợp đồng thương mại.

2. Bên cho vay có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ rút vốn phù hợp với mục đích sử dụng khoản vay trước khi cho phép giải ngân từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và chuyển tiền thanh toán theo đề nghị của người vay (Người được bảo lãnh).

3. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ rút vốn phù hợp với mục đích sử dụng khoản vay, thỏa thuận vay và hợp đồng thương mại đã ký trước khi Người được bảo lãnh thực hiện rút vốn từ tài khoản của Bên cho vay, rút vốn hoặc chuyển tiền thanh toán từ Tài khoản Dự án theo đề nghị của Người được bảo lãnh.

Quy định về rút vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cụ thể tại Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trái phiếu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào