Gói thầu có nhiều phần, chọn nhà thầu thế nào?

Đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện mua sắm một số trang thiết bị bằng nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị với giá trị mua sắm lớn (khoảng 100 tỷ đồng) và trong dự toán thu chi năm của đơn vị đã có nội dung mua sắm trên. Bà Thanh muốn biết, việc mua sắm này đơn vị có phải lập dự án không? Khi nào thì thực hiện mua sắm thường xuyên và khi nào thì phải lập thành dự án? Đối với gói thầu được chia thành nhiều lô thầu, nếu số nhà thầu tham dự gói thầu lớn hơn 3 nhà thầu nhưng có lô thầu không đủ 3 nhà thầu, thì đơn vị có phải thực hiện xử lý tình huống đối với lô thầu này theo Khoản 4, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP không?

Khoản 2, Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định, trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Khoản 1, Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Việc lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Khoản 4, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP chỉ quy định cho gói thầu mà không quy định cho từng phần của gói thầu (gói thầu chia phần/lô). Do đó, trường hợp 1 phần/lô có ít hơn 3 nhà thầu tham dự nhưng cả gói thầu có từ 3 nhà thầu trở lên tham dự thì vẫn tiếp tục xem xét, đánh giá.

Ngoài ra, việc xác định mua sắm trang thiết bị có phải lập dự án đầu tư phát triển hay lập dự toán mua sắm thì phải căn cứ nguồn vốn mua sắm thiết bị để có cơ sở xác định.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào