Làm việc theo thỏa thuận miệng, bị nợ lương phải làm thế nào?

Bạn T.C.P - Email: truongcongphu2@xxx trình bày: Tháng 10.2015 tôi vào Đà Nẵng làm việc cho 1 ông nhà thầu phụ công trình xây dựng, ông hứa trả lương 6 triệu đồng/tháng. Ban đầu thì ông trả lương đầy đủ, tháng thứ 2 thì tiền lương chậm lại, ông chỉ cho tạm ứng để trang trải chi phí sinh hoạt. Gần Tết, ông chỉ đưa cho tôi 500.000 đồng để làm chi phí về quê và ông viết một giấy nợ tôi là 7.700.000 đồng, hứa sau tết 45 ngày sẽ trả. Nhưng đến bây giờ ông vẫn chưa trả, tôi hải làm gì ạ?

Trường hợp của bạn có thể giải quyết theo hai hướng:

(1) Khởi kiện dân sự: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005, ông nhà thầu (sau gọi là ông chủ) có nghĩa vụ trả nợ cho bạn theo giấy nợ giữa ông chủ và bạn.

“Điều 96 Bộ luật lao động quy định về Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.

(2) Khởi kiện lao động: Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn và ông chủ đã không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Nhưng nếu bạn chứng minh được quan hệ lao động giữa bạn với ông chủ và các nghĩa vụ trả lương mà ông chủ phải thực hiện với bạn như thỏa thuận thì bạn vẫn có đủ căn khởi kiện yêu cầu ông chủ phải thanh toán các khoản lương còn nợ theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012. Bạn có thể khời kiện tại TAND nơi bạn cư trú. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào