Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hiệu lực đối kháng như sau:
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Bản chất của quy định này chính là đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, được quy định tại Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, BLDS đã thay bằng “hiệu lực đối kháng với người thứ ba” (khoản 1,2 Điều 297 BLDS năm 2015)
Theo đó, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Nghĩa là, khi giao dịch bảo đảm (như cầm cố, thế chấp, cầm giữ tài sản…) được xác lập, không chỉ có hiệu lực với các bên tham gia, mà còn phát sinh hiệu lực pháp lý với bên thứ ba.
Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của BLDS và luật khác có liên quan./.
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì? (Hình từ Internet)
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật