Các trường hợp Viện kiểm sát lập hồ sơ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
Khi kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, VKSND các cấp phải lập hệ thống sổ sách theo dõi và lập hồ sơ kiểm sát thi hành án.
Khoản 3 Điều 29 của Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính dược ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20/12/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định Viện kiểm sát phải lập hồ sơ kiểm sát trong các trường hợp sau: Trực tiếp kiểm sát; kiểm sát việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; việc xác định chưa có điều kiện thi hành án, áp dụng thời hiệu; kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án; kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Trong hồ sơ kiểm sát thi hành án cần lưu giữ đầy đủ các văn bản, quyết định, tài liệu cần thiết liên quan đến việc xử lý vụ việc như: Bản án, quyết định của Tòa án cần thi hành; các quyết định, văn bản về thi hành án do Cơ quan THADS gửi hoặc do Viện kiểm sát trực tiếp thu thập được; các văn bản ghi lại tác nghiệp của Kiểm sát viên; bút tích ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện cùng cấp hoặc cấp trên và các tài liệu liên quan khác.
Các tài liệu trong hồ sơ kiểm sát được đánh số bút lục; được lưu giữ, bảo quản theo quy định của ngành. Khi giao, nhận hồ sơ kiểm sát phải thực hiện đúng thủ tục bàn giao. Khi Kiểm sát viên chuyển công tác khác, nghỉ chế độ hoặc thay đổi Kiểm sát viên khác thụ lý vụ việc thì phải bàn giao đầy đủ cho người thay thế theo đúng quy định của pháp
Thư Viện Pháp Luật