Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm

Nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm được quy định như thế nào?

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 năm 2015 quy định thời điểm VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố sớm hơn trước, từ khi “giải quyết nguồn tin về tội phạm” thay cho quy định hiện hành “từ khi khởi tố vụ án”.

Điều 159 BLTTHS năm 2015 quy định khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.

– Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

– Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.

– Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự.

– Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

– Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội./.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào