Xử lý hành vi kinh doanh ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh
Anh nhân viên kỹ thuật là người sửa máy điện thoại có trách nhiệm quản lý máy nhưng lại tìm cách chiếm đoạt bằng cách mang đi cầm đồ và sau đó bỏ trốn có dấu hiệu phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự 1999.
Việc anh trai bạn có phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự 1999 quy định hay không thì cần xem xét việc anh trai bạn có biết rõ tài sản được mang đi cầm cố là tài sản do phạm tội mà có hay không.
Điều 250 – Bộ luật hình sự quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” .
Trong trường hợp anh trai bạn biết rõ đó là tài sản do nhân viên kỹ thuật đó lấy của khách hàng nhưng vẫn cố tình nhận cầm đồ thì anh trai bạn có dấu hiệu phạm tội. Bạn cần lưu ý “không hứa hẹn trước” có nghĩa rằng, trước thời điểm người kia mang điện thoại đến cửa hàng, anh trai bạn hoàn toàn không biết việc người đó sẽ phạm tội, chỉ khi mang tài sản đến muốn cầm đồ thì mới biết.
Ngược lại, nếu anh trai bạn “có hứa hẹn trước”, tức là biết trước người kia sẽ thực hiện hành vi phạm tội, sẽ mang tài sản đến nhờ tiêu thụ, và hứa sẽ tiêu thụ giúp, thì anh trai bạn sẽ trở thành đồng phạm trong vai trò giúp sức với người kia.
Nếu bên mất tài sản kiện, báo công an thì chiếc điện thoại trở thành tang vật của vụ án. Công an có quyền thu giữ để tiến hành các thủ tục định giá, xác định chủ sở hữu của chiếc điện thoại và giao trả cho người đó.
Việc trao trả này cần trải qua một quy trình tố tụng, bên nhận cầm đồ (anh trai bạn) có quyền yêu cầu người nhân viên kỹ thuật hoàn trả lại số tiền anh ta đã nhận khi cầm đồ và bồi thường các chi phí sửa chữa điện thoại.
Thư Viện Pháp Luật