Xác định hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng

Anh tôi có 3 khẩu súng bắn bi (loại bi sắt, kiểu dáng như súng k59, có băng tiếp đạn) và 1 khẩu súng hơi, vừa rồi anh tôi bị công an bắt về tội đánh bạc sau khi khám nhà và thu súng như nói trên. Vậy anh tôi có bị thêm tội tàng trữ vũ khí quân dụng không?

Súng bắn bi sắt là dạng súng tự chế có tính sát thương cao nên có thể được coi là vũ khí quân dụng theo quy định tại mục d) Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành:

“2. Vũ khí quân dụng gồm:

d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng”.

Theo đó, anh trai bạn cất giữ 3 khẩu súng bắn bi tức là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Như vậy lúc này anh trai bạn đã phạm thêm 1 tội nữa là tội tàng trữ vũ khí quân dụng theo điều 230 BLHS: "Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm".

Việc tàng trữ ở đây được hiểu như sau: tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là cất giữ bất hợp pháp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ở bất cứ nơi nào như: trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách... mà không nhằm mục đích mua bán hay chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác.

Nguồn gốc vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người phạm tội tàng trữ không kể do nguồn gốc nào mà có như: được tặng, cho, đào được, nhặt được... Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hay không.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào