Doanh nghiệp chưa đóng BHXH cho người lao động tuy nhiên người lao động bị tai nạn lao động thì xử lý thế nào?

Chào anh chị . Vui lòng cho tôi hỏi Công ty tôi mới thành lập tháng 2 năm 2015 Do còn nhiều việc cần kiện toàn lại nên đơn vị chưa kịp ký hợp đồng lao động với người lao động , chưa đóng BHXH , chưa học an toàn lao động. Đến nay do không làm đúng quy trình của máy (Do doanh nghiệp đào tạo ) nên một nữ công nhân đã bị máy ép làm dập nát bàn tay phải. Đơn vị đã đưa công nhân đó đi bệnh viện địa phương , sau đó xin chuyển xuống viện Quân y 108 điều chị tiếp tuy nhên vẫn không thể giữ đươc và đã bị cắt bỏ đến cổ tay . Đơn và chi trả tiền thuốc men, viện phí .... Vậy tôi muốn hỏi cách giải quyêt tốt nhất cho doanh nghiệp ? Đơn vị đã vi phạm điều nào trong bộ luật lao động, mức phạt , bồi thường ... như thế nào? Mong anh chị quan tâm trả lời sớm cho DN có hướng giải quyết Xin chân thành cảm ơn anh chị !

Đầu tiên doanh nghiệp nên thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi NLĐ bị tai nạn lao động được quy định điều 144 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Để xác định được mức bồi thường cho NLĐ, doanh nghiệp phải giám định tỷ lệ thương tật, sau khi có mức độ thương tật doanh nghiệp bồi thường khoản 3 điều 145, cụ thể như sau:

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Quy định ký HĐLĐ với người lao động là bắt buộc, do đó doanh nghiệp nên bổ sung các hợp đồng, có thể hồi ký lại từ thời gian người lao động bắt đầu làm việc tại công ty. Còn về việc doanh nghiệp chưa có đóng BHXH thì nên ra cơ quan BHXH để đóng các khoản bảo hiểm còn thiếu trước khi thanh tra lao động tiến hành thanh tra, cơ quan BHXH sẽ tuy thu toàn bộ số tiền doanh nghiệp đáng ra phải đóng và tiền lãi chậm nộp là 0.05%/ngày. Còn về an toàn lao động, lao động nào mới thì doanh nghiệp cho đi đào tạo, nếu có thể bổ sung được các loại giấy tờ cho thời gian trước thì nên bổ sung. Đôi lời trao đổi với chị. Chúc chị sức khỏe.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào