Thủ tục xin công nhận phòng thử nghiệm xăng dầu
Về vấn đề mà chị nêu thì chị vui lòng liên hệ trực tiếp với người quản lý hồ sơ của chị (người trả hồ sơ, đưa ra yêu cầu phải có thêm TCVN) để đề nghị giải thích. Vấn đề này phụ thuộc trước hết vào hồ sơ của công ty chị, và thứ 2 là quan điểm của người kiểm tra hồ sơ.
Còn với các thông tin như chị nêu thì Ban biên tập không thể có ý kiến phản hồi đến chị. (Vd: khi phía cơ quan quản lý không chấp nhận TCVN của đơn vị chị - lần thứ 2 - thì lý do họ đưa ra là gì, căn cứ vào đâu ?)
Còn về mặt quy định thì hiện có sự khác nhau trong hồ sơ của các đơn vị đã được chứng nhận và đơn vị chưa được chứng nhận năng lực. Thông tư 08/2009/TT-BKHCN
hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định:
“...2.2.2. Hồ sơ đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm bao gồm: 2.2.2.4. Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục này, cụ thể như sau:
- Đối với tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận Phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC-Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.
- Đối với tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục này.”
Theo đó, đơn vị của chị có thể thuộc trường hợp thứ 2, và theo đó đơn vị sẽ phải có những hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị (đơn vị dùng tiêu chí TCVN, QCVN nào để thực hiện thử nghiệm, quy trình thử nghiệm như thế nào …).
Thư Viện Pháp Luật