Thủ tục thông quan lô hàng thủy tinh cao cấp
Về việc nhập khẩu sản phẩm như bạn nêu vào Việt Nam dụng cụ để chứa dựng thực phẩm thì hiện có một số quy định như sau:
Thủ tục hải quan: áp dụng chung theo Thông tư 38/2015/TT-BTC. Hồ sơ thực hiện theo Điều 16: Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn nếu đây là sản phẩm sữa khác (không thuộc 2 nhóm trên), thì việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 52/2015/TT-BYT
1. Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
3. Thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm (nếu có).
4. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
5. Bản sao Danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list).
6. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).
Ngoài ra, với hàng hóa là dụng cụ thủy tinh dựng thực phẩm thì sẽ phải công bố hợp quy (vì hiện tại đã có quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm này), thủ tục công bố hợp quy thì anh có thể tham khảo ở Điều 4 Thông tư 19/2012/TT-BYT:
1. Trình tự công bố hợp quy:
a) Bước 1: Đánh giá hợp quy
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký được quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ công bố hợp quy:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP);
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
Về quy chuẩn liên quan thì bạn có thể tham khảo Thông tư 35/2015/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm này không dùng cho mục đích chứa dựng sản phẩm thì khi làm thủ tục hải quan, đơn vị của anh có thể khai báo và làm cam kết để miễn những thủ tục về kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm (tuy nhiên, như sản phẩm bạn nêu thì gần như chắc chắn là sẽ sử dụng cho mục đích chứa thực phẩm) Công văn 9317/TCHQ-GSQL
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu bao bì không sử dụng vào mục đích chứa đựng thực phẩm, khi làm thủ tục hải quan yêu cầu doanh nghiệp khai báo rõ mục đích sử dụng đối với bao bì nhập khẩu trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, đồng thời có văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng của hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan hải quan căn cứ khai báo và văn bản cam kết của doanh nghiệp để xem xét, giải quyết thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa theo quy định.
Trân trọng!