Quyền và nghĩa vụ của Người yêu cầu, Người bị yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của Người yêu cầu, Người bị yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định 89/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó:
1. Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp, Người yêu cầu có các quyền sau đây:
a) Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, Điều tra viên bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Tham gia phiên tham vấn;
d) ủy quyền cho luật sư thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn kín theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định này;
e) Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Chống trợ cấp.
2. Khi tham gia quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp, Người bị yêu cầu có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
3. Người yêu cầu, Người bị yêu cầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu của mình;
b) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời những thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
c) Thi hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quyền và nghĩa vụ của Người yêu cầu, Người bị yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, được quy định tại Nghị định 89/2005/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật