Biện pháp thoát nước đọng khi đào đất

Biện pháp thoát nước đọng khi đào đất là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tuyền, đang sinh sống tại Hải Phòng. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi biện pháp thoát nước đọng khi đào đất là gì? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Tuyền_091***)

Biện pháp thoát nước đọng khi đào đất được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.12.1.8  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng, theo đó:

Trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng (kể cả khi mưa to) để tránh nước chảy vào hố đào làm sụt lở thành hố đào.

- Trong khi đang đào đất phải bơm hết nước ở hố móng, đường hào để phòng đất bị sụt lở.

- Khi mực nước ngầm cao hơn cao độ đáy móng phải có biện pháp ổn định hố đào, chống đẩy trồi đất đáy hố móng (hạ mực nước ngầm, làm hệ chống …).

Trên đây là tư vấn về biện pháp thoát nước đọng khi đào đất. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào