Quy trình phân tích, đánh giá hiện trạng sương mù trên biển, triều cường, sóng lớn và nước dâng được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT thì quy trình phân tích, đánh giá hiện trạng sương mù trên biển, triều cường, sóng lớn và nước dâng được quy định như sau:
a) Phân tích xác định khu vực sóng lớn;
b) Phân tích xác định khu vực có thủy triều lên cao, độ lớn và thời gian xuất hiện nước lớn, nước ròng;
c) Phân tích đánh giá hiện trạng và xu thế của các hình thế thời tiết trên biển: Cường độ, hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới, vùng thấp và cường độ của gió mùa, hình thế trường khí áp có thể gây nước dâng dị thường;
d) Trên cơ sở các bản đồ phân tích khách quan và bản đồ dự báo thu được từ các sản phẩm mô hình dự báo thời tiết số đang sử dụng trong nghiệp vụ dự báo, tiến hành theo dõi và phát hiện khu vực thời tiết nguy hiểm ở thời điểm hiện tại hoặc có thể hình thành sau 12, 24, 36, 48 hoặc 72 giờ;
đ) Theo dõi các loại giản đồ thiên khí, đánh giá sự chênh lệch giữa nhiệt độ và nhiệt độ điểm sương từ đó đưa ra khả năng hình thành và phát triển của hiện tượng sương mù;
e) Thường xuyên xem xét các sản phẩm được chiết xuất từ các kênh phổ ảnh mây vệ tinh về cấu trúc tổ chức mây, phạm vi vùng mây, loại mây và sự phát triển của nó theo thời gian... kết hợp với các phần mềm phân tích ảnh mây vệ tinh và các hệ thống bản đồ synốp từ đó xác định dạng mây thuộc hệ thống thời tiết nào và có khả năng gây ra sương mù trên biển hay không.
Quy trình phân tích, đánh giá hiện trạng sương mù trên biển, triều cường, sóng lớn và nước dâng được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật