Việc phân tích, đánh giá hiện trạng cảnh báo dông, sét, tố, lốc, mưa đá và mưa lớn cụ bộ được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT thì việc phân tích, đánh giá hiện trạng cảnh báo dông, sét, tố, lốc, mưa đá và mưa lớn cụ bộ được quy định như sau:
a) Phân tích chuỗi các ảnh vệ tinh theo thứ tự ưu tiên (kênh thị phổ, hồng ngoại, cận hồng ngoại, hơi nước) và các sản phẩm thứ cấp (phân tích mây đối lưu, ước lượng mưa, phân loại mây, phân tích khối khí, tổ hợp mầu tự nhiên, vi vật lý mây) trong 06 giờ trước cho tới hiện tại để xác định các vùng mây đối lưu có khả năng gây dông, sét, tố, lốc, mưa đá và mưa lớn cục bộ cho khu vực cảnh báo;
b) Phân tích chuỗi số liệu ra đa thời tiết (độ phản hồi vô tuyến, hướng, tốc độ di chuyển, gió, ước lượng mưa) trong 06 giờ trước cho đến hiện tại với ưu tiên sử dụng số liệu của các ra đa gần khu vực cảnh báo để xác định lại các vùng mây đối lưu có khả năng gây dông, sét, tố, lốc, mưa đá và mưa lớn cục bộ cho khu vực cảnh báo;
c) Phân tích số liệu, bản đồ định vị sét về cường độ và mật độ (nếu có);
d) Quan trắc trực tiếp bằng mắt về các loại mây trên bầu trời và nhận định về sự phát triển của các đám mây đối lưu (trong trường hợp cho phép).
Việc phân tích, đánh giá hiện trạng cảnh báo dông, sét, tố, lốc, mưa đá và mưa lớn cụ bộ được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật