Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào?
Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ được quy định tại Điều 30 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
1. Tài sản hạ tầng đường bộ được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản hạ tầng đường bộ bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản hạ tầng đường bộ cũ để đầu tư xây dựng tài sản hạ tầng đường bộ mới;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch giao thông đường bộ làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản hạ tầng đường bộ không sử dụng được vào mục đích ban đầu.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp quyết định thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ thuộc trung ương quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.
3. Tài sản hạ tầng đường bộ được thanh lý theo các phương thức sau:
a) Bán tài sản hạ tầng đường bộ;
b) Phá dở, hủy bỏ tài sản hạ tầng đường bộ.
4. Việc thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ được thực hiện theo hình thức đấu giá; trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ, sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
6. Bộ Tài chính quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ.
Ngoài ra, việc thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ còn được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 178/2013/TT-BTC .
Trên đây là quy định về Thanh lý tài sản hạ tầng đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật