Người giả bệnh tật đi ăn xin bị xử lý thế nào?
Hành vi giả nghèo khổ, giả bệnh hoặc tự hủy hoại bản thân, lợi dụng lòng thương người để xin tiền hiện nay pháp luật quy định biện pháp xử lý cụ thể. Người ăn xin tuy có sự gian dối nhưng rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, pháp luật có một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; cho thuê, mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Cụ thể, điểm b khoản 3 điều 27 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng với hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng với một trong những hành vi sau:
a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Tóm lại, với hành vi giả bệnh tật để xin ăn, cầm đầu dẫn dắt người ăn xin, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để xử lý hình sự, những quy định xử phạt hành chính đã có nhưng chưa toàn diện, chưa triệt để. Do đó, việc các địa phương đã và đang xây dựng mô hình giải quyết tệ nạn ăn xin là điều cần thiết, đồng thời cũng phải có các chính sách phúc lợi cho những người lang thang, cơ nhỡ, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong khi chờ pháp luật có những quy định cụ thể về vấn đề này.