Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố khi nào?
Phản tố có thể được hiểu là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Mục đích của yêu cầu phản tố là để bù trừ nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn quy định: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Như vậy, so với quy định của Bộ luật cũ, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã rút ngắn thời hạn mà bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, nhằm tạo sự chủ động cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án./.
Thư Viện Pháp Luật