Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tài sản hạ tầng đường bộ

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tài sản hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc liên qua tới xây dựng công trình giao thông. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tài sản hạ tầng đường bộ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Hoàng Quân (quan****@gmail.com)

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tài sản hạ tầng đường bộ được quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

1. Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về:

a) Cụ thể hóa quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý;

b) Khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

3. Tổ chức việc quản lý và phân cấp trách nhiệm quản lý quỹ đất thuộc hành lang an toàn đường bộ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

5. Thống kê, lập danh mục, phân loại tài sản hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

6. Quyết định xác lập sở hữu nhà nước, quyết định phương án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý được đầu tư theo hình thức Hợp đồng dự án BOT, BTO, BT, PPP và các hình thức chuyển giao khác theo quy định của pháp luật.

7. Quyết định điều chuyển, thanh lý, bán quyền thu phí, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

8. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện bảo trì, việc bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

9. Quyết định các biện pháp thuộc thẩm quyền nhằm huy động nguồn vốn phục vụ bảo trì và phát triển tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

10. Tạo quỹ đất dịch vụ hỗ trợ giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

11. Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

12. Chỉ đạo, kiểm tra việc lập, lưu trữ hồ sơ; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng; hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

13. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

14. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý.

Trên đây là quy định về Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tài sản hạ tầng đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban nhân dân tỉnh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào