Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai như thế nào?

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai như thế nào? Năm 1997 cha em: Ông Nguyễn Văn Tòng có bán 1 phần đất cho ông Lê Quang Nhật bán bằng giấy tay, nhưng chưa có tách sổ đỏ. Năm 2000 Ông Lê Quang Nhật mượn sổ đỏ nói đi tách quyền sử dụng đất, nhưng chưa tách được thì Ông Lê Quang Nhật lấy sổ đỏ đi vay. (Có xác nhận của cha em). Hiện nay cha em đã mất, còn sổ đỏ thì nằm trong ngân hàng. Em có yêu cầu ông Nhật tách sổ đỏ để trả lại cho gia đình em, nhưng ông Nhật nói chưa có khả năng trả khoản vay trước đó nên chưa rút được vậy em cần phải làm gì? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 về thế chấp tài sản:

"1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."

Đồng thời theo quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp:

"1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp."

Có thể thấy, khi tiến hành kí hợp đồng mua bán đất thì bên mua có yêu cầu bố bạn cho mượn giấy chứng nhân quyền sử dụng đất để tiến hành thủ tục tách thửa. Điều này là hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên người này lại sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi thế chấp tại ngân hàng mà không được sự đồng ý của bố bạn cũng không thống báo cho ngân hàng viết rõ tình trạng của tài sản thế chấp nên hành vi này sẽ được coi là hành vi lừa dối để tiến hành giao dịch., và đối với việc lừa dối thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giáo dịch thế chấp giữa ông Nhật và ngân hàng là vô hiệu, đối với giao dịch vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận, bạn có thể đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ phía ông Nhật sau khi ngân hàng trao trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015:

"Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình."

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán đất đai. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào